Chuyên mục
Tử Vi

DƯƠNG LINH HỢP MỆNH GẶP BẠCH HỔ

Dương Linh hp ư mệnh cung, ngộ Bạch Hổ tu đương hình lục.

(Dương Nhẫn, Linh Tinh hợp cung mệnh, gặp Bạch Hổ phải bị tử hình)

Chú văn nói rằng: “Dương Linh là Hình Sát tọa ở cung mệnh, lưu niên gặp Bạch Hổ thì năm ấy chủ về bị xử án, phá tài, sinh tai họa.”

Trong bốn sao hung (sát diệu) trong Đẩu Số là Kình Dương, Đà La, Hỏa Tinh, Linh Tinh thì Kình Dương thích Hỏa Tinh mà ghét Linh Tinh; Đà La thích Linh Tinh mà ghét Hỏa Tinh, tính chất đặc biệt này ta nên chú ý. Vì thế không thích gặp Dương Linh hoặc Hỏa Đà ở cung mệnh. Phú văn cỉ nói đến Dương Linh vì do câu chữ của thể phú hạn chế.

Ý trong câu này của phú văn là cung mệnh nguyên cục có Kình Dương và Linh Tinh (hoặc Đà La và Hỏa Tinh) tọa thủ (Xem hình 116, 117), lại hội với Hình, Kỵ (Chú văn nói “Hình Sát là không hợp , vì Dương Linh Hỏa Đà đã là Sát, tức sao hung rồi). Nếu cung mệnh của lưu niên hành đến vị trí của cung mệnh nguyên cục mà Bạch Hổ trong “Tuế tiền thập nhị tinh” cũng vừa đúng lúc hội chiếu cung mệnh, như thế là cấu thành tổ hợp “Dương Linh thủ mệnh gặp Bạch Hổ”.

Còn câu “Tu đương hình lục” (phải bị tử hình) là nói án phạt cực nặng hoặc là chuyện thị phi.

Nếu Dương Linh hoặc Hỏa Đà thủ Mệnh, có Lưu Dương Đà xung chiếu, mà Bạch hổ cũng tại tam phương hội chiếu, thì cũng chủ về bị xử án hoặc gặp chuyện thị phi, nhưng mức độ giảm nhẹ rất nhiều, vì chưa gặp sao Kỵ (xem hình 118).

Nhưng cũng nên cũng xem sao nào thủ mệnh nguyên cục mà đoán định, nếu sao ở cung mệnh nguyên cục là Cát tinh thì tuy gặp Dương Đà, lưu niên lại gặp Bạch Hổ, thì chuyện xử phạt hoặc thị phi là rất nhẹ, chẳng hạn như đi xe sai luật bị phạt. Gặp các sao Hỏa Linh Hình Kỵ, thì chủ về thị phi, khẩu thiệt, bị xử phạt nặng hơn.

Hình 116: Cung mệnh nguyên cục không thích gặp Dương Linh tọa thủ.

duong linh hop menh gap bach ho 5ec2d3f871a1b

Hình 117: Dương Linh thủ Mệnh gặp Bạch Hổ, chủ về thị phi hoặc bị xử án cực nặng.

duong linh hop menh gap bach ho 5ec2d3f90adf3

(Dẫn theo trang tuvibinhgiai.com)

Chuyên mục
Tử Vi

Kình dương và Đà la – Toàn thư

Kình dương

Thuộc tính ngũ hành của sao Kình dương là dương hỏa, lại thuộc dương kim, là sát tinh thứ nhất trong chòm Bắc Đẩu, hóa khí là hìnhchủ về hình thương, tại số chủ về hung hại. Sao Kình dương còn có tên gọi là sao Dương Nhận, cùng các sao Đà la, Hỏa tinh, Linh tinh, Địa không, Địa kiếp gọi chung là sáu Sát tinh. Sở dĩ chúng được gọi là Sát tinh là vì chúng phá hoại vận mệnh, công phá và sát thương các Cát tinh, khuyết điểm nhiều hơn ưu điểm. Nếu gặp phải cách cục không tốt hoặc chủ tinh lạc hãm chẳng khác gì lửa đổ thêm giầu, sẽ khiến cho vận mệnh càng trở nên gian nan trắc trở. Sát tinh trấn mệnh sẽ khiến cả cuộc đời sóng gió bất an, nhưng không có nghĩa là không có thành tựu, mà chỉ là thêm nhiều thăng trầm trở ngại.

Sao Kình dương là sao có lực phá hoại và sát thương mạnh mẽ nhất trong sáu Sát tinh, cá tính cương liệt lại có uy quyền, cực kỳ nóng nảy kèm thêm có sát khí, có khả năng công phá và phá hoại đối với Cát tinh, đồng thời Kình dương còn có tác dụng khống chế các Sát tinh khác. Bởi vậy, nếu sao Kình dương tọa tại cung Mệnh, dù là mệnh nam hay nữ, cũng chủ về thủa nhỏ tổn thương, để lại vết thương vết sẹo, hoặc những ký ức đau đớn.

Sao Kình dương nhập miếu tại Thìn, Tuất, Sửu, Mùi, nếu như Mệnh nằm tại 4 cung này là cách Kình dương nhập miếu, thì có thể phát huy trọn vẹn ưu điểm của sao Kình dương, là sự mạnh mẽ quyết đoán trong những tình huống nhạy cảm phức tạp, để đạt được những thành tựu xuất sắc mà trở nên giầu sang. Kình dương nằm đồng cung với sao Hỏa, nếu lại được miếu vượng đó là dùng ác chế ác, lấy uy quyền biến thành sức bật. Sao Kình dương lạc hãm trấn mệnh tại Ngọ địa là cách Mã đầu đới tiễn(Đầu ngựa mang tên) không chết non cũng phải chịu thương tật, phiêu bạt vô định tai họa trùng trùng. Kình dương ưa thích đồng cung với sao Thiên đồng, Thái âm, sẽ mang lại sức phấn đấu cho hai sao vốn mang tính nhu thuận ôn hòa, và đồng thời phát huy được tính xung lực của Kình dương để đạt được những thành tựu xuất sắc.

Sao Kình dương là sức mạnh hiển hiện, nếu lạc hãm càng bộc lộ rõ đặc điểm này. Những cung vị mà Kình dương đóng vào, hoặc hội hay chiếu cũng đem lại hình thương hoặc những trắc trở rõ ràng hiển hiện. Thường các sao khác khi gặp phải Kình dương, đều phải chịu thêm nhiều vất vả tai ương. Nếu gặp được Cát tinh trợ giúp sẽ không quá đáng ngại. Nhưng nếu lại gặp thêm hung tinh như Liêm trinh, Tham lang, Cự môn, sẽ khiến vận mệnh trở nên xấu đi hoặc thành phá cục.

Thuộc tính ngũ hành của sao Kình dương là dương hỏa và dương kim, mang khí hung sát, nhưng nếu như biết uốn nắn tính cách đó, mà hướng theo những ngành nghề như bác sỹ ngoại khoa, quân đội, hoặc những công việc liên quan đến kim loại, cơ điện, sẽ có thể biến nhược điểm thành ưu điểm, phát huy trọn vẹn các sở trường mà đạt được thành tựu xuất sắc. Nếu như lại gặp thêm các hung sát như Hỏa tinh, Hóa Kị, Địa không, Địa kiếp, Thất sát, Phá quân xung phá, lại trở thành hạ cục.

Đà La

Thuộc tính ngũ hành của sao Đà la là âm kim, là sát tinh thứ hai trong chòm Bắc Đẩu, hóa khí là kịchủ về thị phi, là một trong sáu Sát tinh nhưng sát khí của Đà la không nặng bằng Kình dương. Nếu như sức công phá của Kình dương là hiển hiện dễ nhận biết, thì sao Đà la như mũi tên ngầm tai họa sóng gió đến lúc nào không hay biêt.

Hóa khí của sao Đà La là kịnên có thể coi là sao Kị, nhưng sao Kị này không hoàn toàn giống như sao Hóa Kị trong bốn sao Hóa. Sao Hóa Kị chủ về nhiều tai nạn hung hiểm, đố kỵ, thị phi dễ chuốc điều tiếng, mọi sự đều bất lợi. Còn Kị của sao Đà la khi nằm tại Thìn Tuất Sửu Mùi, nếu gặp Cát tinh đồng cung hay gia hội, lại gặp Không Kiếp Hỏa Linh hoặc Hóa Kị, thì lại chủ về tích cực phấn phát, phần nhiều sẽ có được biểu hiện xuất chúng.

Sao Đà la đồng cung với Tham lang dễ vì tửu sắc mà thành tật. Sao Đà la đồng cung với Phá quân thường chóng phất chóng bại. Sao Đà la đồng cung với Hỏa tinh, Linh tinh dễ bị mụn nhọt, mắc bệnh ngoài da hoặc bệnh truyền nhiễm. Sao Đà la rơi vào cung Tật ách dễ mắc bệnh ngầm kinh niên. Đại hạn, lưu niên gặp phải Đà la, thì thành tựu đến chậm, mệnh nữ thì khó kết hôn.

(Theo: Blog Tử Vi Tinh Quyết)

Chuyên mục
Tử Vi

BÌNH GIẢI SAO ĐÀO HOA

Đào Hoa thuộc Mộc chủ về sự hoan lạc đa tình mà không nên hiện lên khi vận về già chuyển ra buồn thương. Đào Hoa lúc trẻ là đỗ đạt, đám cưới, lúc già là bệnh tật chia ly và đám tang.

Đào Hoa cần Hồng Loan. Đào Hồng vào cung Quan Lộc hanh thông trên hoạn lộ hoặc trên cuộc phấn đấu gầy dựng cơ nghiêp.

Đào Hồng gặp Nhật Nguyệt đa tình phong lưu. Đào Hồng gặp Không Kiếp Đà Kình khó khăn trên duyên tình không muộn vợ muộn chồng thì cũng hai đời chồng vợ.

Đào Hoa có Thiên Đức bay đến thì hoá thành tài nghệ, được người khác giới hoan nghênh. Đào Hoa hội Xương Khúc, thêm Lộc Tồn Hoá Lộc, được người khác giới yeu thích mà có tiền.

Cung Tật gặp Đào Hoa, có bệnh kín của Phụ Nữ, Nam Mệnh là bệnh đường sinh dục.

 

Những câu phú về Đào Hồng:

 

Đào Hồng ngộ Thiên Cơ, đoãn vi sảo họa

(Thiên Cơ gặp Đào Hồng, có hoa tay nhiều năng khiếu nghệ thuật)

Lãng lý Đào Hoa gia Địa Kiếp tam canh tư tưởng giai nhân

(Đào Hoa Địa Kiếp như hoa đào trôi trên sóng, luôn luôn tơ tưởng tình ái, số trai ăn chơi số gái lẳng lơ)

Đào Hoa ngộ Phi Liêm, Nguyễn Tịch tấn triều vi túy khách

(Sao Đào Hoa đứng với Phi Liêm Nguyễn Tịch lúc nào cũng say khướt)

Đào Hoa thủ Mệnh quả thê

(Đào Hoa thủ Mệnh thường xa vợ hoặc hai đời vợ)

Thân hữu Đào Hồng kiêm Thai Tọa nhi công danh khả tất

(Cung Thân có Đào Hồng Thai Tọa sớm muộn rồi cũng công thành danh toại)

Đào Hoa phùng Thiên Mã túng khách vô môi?

(Đào Hoa gặp sao Thiên Mã không mối lái cũng theo người?)

Đào Tang ở Mệnh cung sau trước

Gái lẳng lơ nhỡ bước cầu ô

 

Đào Riêu số gái ai hay

Chồng ra khỏi cửa dắt tay trai vào

 

Thiên Nguyệt Đức gặp Đào tinh

Trai lấy gái đẹp, vợ lành chồng sang

 

Khéo nghề kim chỉ vá may

Hồng Đào Tấu Vũ ở đầy Mệnh cung

Mệnh Đào Thân lại Hồng Loan

Vận phùng Thái Tuế khả hoàn thấy chi

 

Đào Hồng Thai Hỉ trong ngoài

Ngoài gia Binh Tướng gái trai ngang tàng

Đào Hồng cùng Thiên Hình tụ hội

Gái tiết trinh hiền nội tề gia

 

Quan cung hỉ ngộ Đào Hồng

Thiên Di tối kị Không Kiếp lâm vào

 

Thai tinh lại gặp Đào Hoa

Tiền dâm hậu thú mới ra vợ chồng

 

Vợ chồng viễn phối tha hương

Đào Hồng len lỏi vào hàng Thiên Di

 

Kìa nữ mệnh xem tường sau trước

Tử Phá Tham hội ước đa dâm

Thêm Đào Hoa ắt gian truân

Duyên may khó sớm dự phần phượng loan

 

Tham Đào số nữ thường dâm loạn

Ở hãm cung hãy đoán cho tường

Tí Ngọ Mão Dậu ấy phường

Nếu có Tuần Triệt lại phường đoan trinh

 

Mệnh Đào Thân lại Hồng Loan

Hạn phùng Tuế Kiếp phụng hoàng rẽ duyên

Sao Tả Hữu đồng cung gặp gỡ

Mệnh Đào Hoa trước dở sau hay.

 

Đào Hoa Thai Hỉ trong cung

Phá Quân Tướng Phục chiếm xung ở ngoài

Có chị em gái theo trai

Say mê đến nổi hoang thai bỏ mình

(Đây nói về cung bào huynh)

Trong thời Tướng Phá Phục Binh

Ngoài thì Hoa Cái liên minh Đào Hồng

Bản cung đối chiếu tinh tường

Anh em có kẻ tư thông hẳn là

(đây là cung bào)

Phu Đào Kị Kiếp Khốc Hư

Hại chồng mưu kế dễ hầu biết sao.

 

Đào Hoa nhi nữ dâm tàng

Tử Phủ nhi nữ lại làng đồng lương

Nô cung Hoa Cái Đào Hồng

Cùng với Phụ Bật chiếu vào cho nên

Chính thê thứ thiếp tiền duyên

Khác nào giây cát sánh bên cõi cù

Đào Hoa Nô lại tương phùng

Vong phu mắc tiếng bất trung ưu phiền

Cung Quan mà gặp Đào Hồng

Thiếu niên đã thỏa tang bồng chí trai

Đào Hồng lại gặp Quí Ân

Cô dì để lại có phần phong lưu

Đào Hồng Tang ngộ sao Thai

Tôn thân có kẻ tính bài loạn phong

Đào Thai hội hợp chớ vương

Phúc cung có gái tìm đường gió trăng

Đào Hồng Hoa Cái nhập môn

Ắt rằng có gái đẹp khôn khác thường

(Dẫn theo trang tuvibinhgiai.com)

Chuyên mục
Tử Vi

NHỮNG CÂU PHÚ VỀ TỬ VI

Đế toạ ly cung Tam Kỳ Hình Ấn Khôi Xương Hồng Bật, mỹ mạo tài hung, hạn hữu Cự Sát Đà Linh, Chu Du cam hận mệnh vong

(Tử Vi đóng Ngọ hội hợp với Khoa Quyền Lộc, Hình Ấn, Khôi Xương là người tài giỏi, tướng mạo khôi ngô, nếu gặp vận hạn có Cự, Sát, Đà, Linh (Cự Môn, Đà La, Linh Tinh hoặc Thất Sát, Đà La, Linh Tinh) thì giống như Chu Du đời tam quốc nuốt hận mà chết).

Đế lạc nhàn cung, gia Khúc Xương đa ngôn giảo hoạt

(Tử Vi đóng Tí Mão Dậu hội tụ Xương Khúc thì giảo hoạt và ưa nói quá sự thực)

Trong khi Tử Vi Đẩu Số Toàn Thư có câu: ”Tử Vi Quyền Lộc ngộ Dương Đà tuy hoạch cát nhi vô đạo” nghĩa là Tử Vi có Quyền Lộc nên danh có của nhưng nếu gặp thêm Dương Đà nữa thì tâm chất bất nhân vô đạo.

Tử Vi mạc phùng Kiếp Không Hồng Đào nhập Mệnh giảm thọ

(Tử Vi mà gặp Kiếp Không, Hồng Đào tại Mệnh tất không thọ).

Tử Phủ đồng cung, Tuần Không xâm nhập, đế vô quyền nan giải hung tinh hạn ngộ

(Tử Vi Thiên Phủ tại Mệnh bị Tuần Không, vua thành vô quyền khó giải cứu cho vận gặp hung tinh)

Dần mộc, Phủ Vi hội Tam Kỳ, Kình Bật cư lai, Mệnh xuất võ do văn quyền hành cứ phục chúng nhân, mạc phùng Không Kiếp hư vô

(Dần cung, Tử Vi Thiên Phủ có Khoa thêm Kình Dương Hữu Bật có văn tài nhưng lại theo nghiệp võ, thành công người đời kiêng nể, nhưng nếu bị Không Kiếp lại thành sôi hỏng bỏng không).

Tử Phá mộ cung vô ưu họa ách, vận lai Phụ Bật nguyên vọng đắc như cầu, Thân kiêm Hồng Lộc Hóa Khoa khánh hội long vân

(Tử Vi Phá Quân ở Sửu Mùi Thìn Tuất không lo những họa tai lặt vặt, tới vận gặp Tả Hữu thì mưu sự thành tựu, nếu cung Thân lại được Hóa Khoa, Hóa Lộc, Hồng Loan cảnh thêm hay).

Đế toạ Thiên La Thân cư Triệt xứ, Giáp Kỷ nhân chung niên nan toại chí đa trái thê nhi

(Tử Vi đóng Thìn, cung Thân bị sao Triệt án ngữ, tuổi Giáp tuổi Kỷ suốt đời không toại chí, còn khổ vì vợ vì con)

Tứ Sát Tốn cung, đề huề bảo kiếm, Hỏa Tuyệt nhập xâm đa sát. Hạn hội Hồng Khoa Ấn Mã dị lập chiến công.

(Tử Vi Thất Sát ở cung Tỵ gặp Hỏa Tinh và sao Tuyệt thành người đa sát nếu có Hồng Loan, Hóa Khoa, Quốc Ấn, Thiên Mã hội tụ làm võ tướng dễ lập công to)

Tử Phủ Vũ Tướng Tả Hữu Long Phượng Khoa Quyền Lộc Ấn, quần thần khánh hội chi cách gia Kình Kiếp loạn thế nan thành đại sự

(Cách quần thần khánh hội Tử Phủ Vũ Tướng Long Phượng Tả Hữu Khoa Quyền Lộc Ấn nếu bị Kình Dương Địa Kiếp gặp thời loạn bất thành đại sự)

Tử Tham Tả Hữu hội trung

Có người con gái trốn chồng theo trai

(Ở cách này Tả Hữu biến chất, tuy nhiên Tử Tham Tả Hữu còn phải thêm cả Tang Hổ nữa thì mới liều như thế)

Tử Tham Khôi Việt phương Đoài

Long thần kỳ đảo ai ai cúng dường

(Tử Tham đóng ở Dậu cung gặp Khôi Việt dễ đi vào nghề thầy chùa thầy cúng)

(Dẫn theo trang tuvibinhgiai.com)

Chuyên mục
Tử Vi

HOÁ KỴ – THÁI ÂM

Thái Âm không ngại Hóa Kị như Thái Dương. Vì lẽ Thái Âm chủ ẩn tàng cùng chất với Hóa Kị. Thái Âm gặp Hóa Kị không bị tình cảnh oán ghét như Thái Dương. Có thể mang một tâm trạng đau buồn nào đó, không do áp lực từ bên ngoài. Khi chỉ là chuyện nội tâm thì cũng dễ khắc phục.

Thái Âm đắc địa ở Dậu có Hóa Kị lại biến thành đám mây ngũ sắc. Nhưng Thái Âm ở Mão hãm không tốt. Nhất là bị Kình Đà hiệp Kị nguy hiểm.

Thái Âm Hóa Kị ở hãm cung đóng Tài bạch đầu tư thường thua thiệt do thiếu sáng suốt, tính toán không kỹ.

Riêng Thái Âm Hợi mà có Hóa Kị thì ban đầu dù khó khăn nhưng cuối cùng lại hết sức thuận lợi bởi những đột biến không ngờ. Thái Âm tại hợi là miếu địa, có lẽ năng lực tư duy, tích cóp đạt mức cao nhất, nên đạt được biến đổi như vậy.

Thái Âm Hóa Kị nếu thêm sát tinh thành ra một khuyết hãm trên tinh thần. Cho nên Thái Âm Hóa Kị không nên đóng cung Phúc Đức nhất là đối với nữ mạng. Hóa Kị Thái Âm tại Phúc đức, người con gái ý chí yếu đuối dễ bị đường mật dụ dỗ lường gạt mà một lần sa chân thành thiên cổ hận.

Thái Âm Hóa Kị nếu có họa thì thường do mình khởi lên, khác với Thái Dương Hóa Kị là bị ngoại cảnh người đời ganh ghét.

Thái Âm Hóa Kị ở thế hãm đóng lục thân cung mà lại là người sinh ban ngày thì hoàn toàn vô duyên với lục thân.

Các nhà Tử Vi Trung Quốc bảo: Thái Âm Hóa Kị đóng cung Thân (Mệnh thân) là mẹ hay cha mất sớm từ lúc còn nằm nôi, nếu có cả Linh Hỏa càng mau.

Thái Âm Hóa Kị đóng cung Nô bộc bị hại ngầm bởi bạn bè, người trên, người đồng liêu, thủ hạ.

Thái Âm Hóa Kị đóng tật ách hay mệnh ở hãm địa phải đề phòng đôi mắt.

(Dẫn theo trang tuvibinhgiai.com)

Chuyên mục
Tử Vi

CỰ MÔN TOẠ THỦ

Phụ nữ cung mệnh có sao Cự môn thường có lòng tự tôn cao, bụng thẳng dạ ngay, sức sống mạnh mẽ, đa nghi, thường hay tự so bì với người khác mà tự chuốc lấy phiền muộn trong lòng. Khi can thiệp vào chuyên gia đình hay công việc của chồng, thường thiếu thận trọng trong ngôn ngữ, lời nói phản cảm thường gây tổn thương bầu không khí hạnh phúc, ấm cúng. Làm việc chăm chỉ cần mẫn, xử lý mọi việc trong gia đình chu đáo, công việc và gia đình đều đảm nhiệm tốt.

Cự môn là miệng, cho nên sao Cự môn tượng trưng cho “miệng”, nói chung không thể tách rời khỏi “miệng”, có “khẩu phúc”, giỏi quan hệ công chúng, phần nhiều là những người gây dựng sự nghiệp bằng “miệng”, như giáo sư, quan tòa, luật sư, nhà ngoại giao, người dẫn chương trình, người làm việc kinh doanh đối ngoại, nhân viên kinh doanh, ca sỹ, diễn viên, nghề dịch vụ công hay tư, … đồng thời còn thiên về việc xử lý các mối quan hệ chung.

Khí hóa của sao Cự môn là ám, trong bóng tối có thể thấy được ánh sáng bên ngoài, cố nhiên sao Cự môn với khả năng quan sát sự vật một cách thấu đáo hơn người, phần nhiều có những biểu hiện như sau:

1. Bất luận ở hoàn cảnh khó khăn nào, phần lớn đều có thể tháo gỡ được trở ngại khó khăn bước đầu, biết hy vọng vào tương lai.

  1. Khoan dung độ lượng, biết khoan dung hơn nữa còn hiểu đạo lý. Vì hiểu đạo lý nên cho dù có gây ra thị phị cũng tự biết cách hóa giải bên trong mình, không để bụng.
  1. Có khả năng hội nhập được cuộc sống đa dạng muôn mầu, và có biểu hiện cụ thể bằng ngôn ngữ, hành động, dễ được mọi người chấp nhận và hoan nghênh.
  1. Có thể hiểu được sự việc và truyền đạt thông tin, hóa giải khúc mắc.
  1. Nằm giữa ranh giới thị phi và chính trực, nhưng không bị mất đi bản tính lương thiện, mà còn giữ được đạo trung dung.
  1. Có chuyện thầm kín trong lòng không thể bày tỏ với người khác, hoặc là dấu đầu hở đuôi.
  2. Thường rơi vào ảo tưởng mà tự chuốc lấy phiền muội, thậm chí còn tự hủy hoại mình.
  3. Nhàn rỗi, càng nói càng sai, thường khổ tại miệng, bị người khác hiểu lầm oán trách.
  4. Trước khi được xã hội công nhận, phải trải qua nhiều vất vả, chỉ cần giữ vững ý chí, cuối cùng cũng thành công
  1. Mạnh bạo hơn người, thường làm những chuyện mà mọi người không ngờ tới, hoặc những việc mà không được mọi người tán thành, khiến mọi người bàn tán.
  1. Cơ hội sự dụng ngôn ngữ hơn người, cũng thường vận dụng tài ăn nói của mình mà đạt được lợi ích.
  2. Cuộc đời có nhiều cơ hội phải đấu tranh.

Sao Cự môn được tam cát hóa Lộc Quyền Khoa, chủ về bổng lộc dồi dào, tài diễn thuyết hùng biện được trọng dụng phát huy. Song tính chất lại có sự khác biệt: Hóa Lộc mà lại mang cảm tính, hiền lành không cưỡng bức, quan sát tình cảnh nói chuyện. Hóa Quyền giảng lý mà mang tính quyền uy, trật tự rõ ràng, tăng thêm trọng lượng lời nói, hơn nữa còn tăng thêm lòng tin và độ tin cậy vào người khác mà giảm bớt chuyện thị phi. Hóa Khoa là lời nói nho nhã, mang phong thái của người quân tử.

Sao Cự môn không thích gặp Hóa Kị, ngôn từ sắc bén, nói chuyện khó nghe, lại thích nói chuyện, dễ khiến cho người phản cảm, đắc tội với người mà không biết. Nếu sao Hóa Kị lại gặp phải Sát tinh, thì nên chú ý chuyện thị phi nơi quan trường.

Sao Cự môn kỵ nhất gặp sao Kình dươngsao Đà la, chủ về chuyện tình cảm gặp nhiều sóng gió, một lời không thể nói hết được, phần lớn là những chuyện thị phi mang tới. Sao Cự môn gặp phải Hỏa tinh, Linh tinh thường tăng thêm phần khó khăn. Cự môn đồng độ cùng Địa không, Địa kiếp tọa thủ cung mệnh, chủ về một đời vất vả, thậm chí thời thơ ấu còn bị bỏ rơi.

Cự môn ở Tị không lợi cho Phụ tinh (cha). Nếu được Lộc tồn đồng độ, thì phúc dày lộc trọng, song tính tình mộc mạc giản dị mà cẩn thận, chủ về giầu có. Nếu có Hóa Quyền, Hóa Lộc thì khí phách cực lớn, giỏi sáng lập sự nghiệp, chủ về sang quý.

Cự môn ở Hợi, có Hóa Quyền, Hóa Lộc hoặc Lộc tồn đồng độ, chủ về đã phú lại quý, lừng danh ở tha hương, song tài năng quá lộ, chí cao mà khí ngạo, nên dễ bị người chỉ trích.

Cự môn ở Thìn, nếu hóa Quyền hoặc hóa Lộc chủ về phú cách, gặp thêm Lộc tồn chủ về đại phú. Nếu Cự môn và Văn xương cùng đến tọa tại Thìn, mà Cự môn Hóa Lộc, còn Văn Xương Hóa Kị, là cách rất đặc biệt, chủ về đại phú đại quý. Bởi vì sao Thiên đồng ở Tuất có thể hóa cái xấu của sao Kị thành hữu dụng.

Cự môn và Thiên cơ ở tại Mão, có Hóa Lộc hay Hóa Quyền, hoặc Lộc tồn đồng độ, và có Tả phụ, Hữu bật, Thiên khôi, Thiên việt hội chiếu, là chủ về cực quý.

Cự môn và Thiên cơ ở tại Dậu, tuy có cát tinh Hóa Lộc, Hóa Quyền, hoặc Lộc tồn đồng độ, nhưng vẫn chủ về quý mà không hiển, phú mà không bền.

Các cung vị trên đều lấy tiêu chuẩn tam phương tứ chính không gặp Kình dương, Đà la, Hỏa tinh, Linh tinh là nhập cách.

(Dẫn theo trang tuvibinhgiai.com)

Chuyên mục
Tử Vi

TỬ VI – THAM LANG

Tử Vi Tham Lang đóng Mão và Dậu, cách này cổ thư gọi bằng Đào hoa phạm chủ. Tử Vi là chủ, Tham Lang là Đào hoa. Tham Lang ví như Đắc Kỷ, Tử Vi ví như Trụ Vương. Tham Lang như Tây Thi, Tử Vi như Phù Sai. Tham lam chủ về ham mê sắc dục, vật dục.

Tử Vi toạ mệnh gặp Tham Lang, bản chất khéo léo vì vậy sẽ hơi có tính ích kỉ phù phiếm, nên dễ đắm chìm trong nhục dục. Dù vậy, nếu theo đường chính thì vẫn có thành tựu, có thể thành văn học gia hoặc nghệ thuật gia.

Sách có câu: Tử Tham Mão Dậu gặp Kiếp Không, Kình Đà Linh Hỏa thường đi vào đường tu hành. Tu hành nên hiểu theo nghĩa khác nhau. Lão kỹ đầu thiền về già đi tu, hương nhang thờ cúng cũng kể làm thoát tục. Nhiều chồng rút cuộc nằm không cũng kể là tăng. Cả đời toàn gặp thất bại, lấy cho lắm vợ cuối cùng ngồi trơ thân cụ, đây là kết quả của Tử Tham Tứ Sát Kiếp Không trong Mệnh cung của lá số.

Cách Tử Tham nếu chỉ gặp Hỏa hay Linh tinh tránh được Kình Đà Không Kiếp thì tốt hơn. Trong khi cách Tử Vi Phá Quân gặp Linh Hỏa lại không tốt mà gặp Kình Đà lại hay, như câu phú: Tử Phá thủ Mệnh ngộ Dương Đà, tiện khứ kinh thương (hội Dương Đà vào kinh thương hoạnh phát). Với thế Tử Phá gặp Kình Đà, sẽ tăng tính bộc phát của Phá Quân, đi vào kinh thương phù hợp.

Tử vi đồng độ với Tham lang, ưa gặp Tả phụ, Hữu bật đồng cung, mà không ưa Văn xương, Văn khúc. Nếu gặp Tả phụ và Văn xương, hoặc Hữu bật và Văn khúc giáp cung Mệnh, thì trái lại, sẽ dễ phát huy tài chí, sự nghiệp có thành tựu. Cổ nhân nói: “Tả Hữu Xương Khúc giáp chế”, đây là cách nói “giao thoa nhau mà giáp cung mệnh”, bởi vì tinh hệ “Tử vi Tham lang” vĩnh viễn không có khả năng “Tả Hữu giáp mệnh”.

Tử Vi, Tham Lang gặp sát tinh chỉ nên hoạt động kinh doanh thương mại, nhưng sát tinh quá nặng cũng gặp thi phi tranh chấp, thậm chí kiện tụng và mang hoạ hình khắc vì tiền bạc. Nếu gặp sao Không và Hoa Cái, có thể tốt cho hoạt động tôn giáo.

Nữ mệnh có “Tử vi Tham lang”, gặp đào hoa và Sát tinh, dễ rơi vào chốn phong trần. Kị nhất là gặp sao Kình dương, khi các sao đào hoa tụ tập, thì nguy cơ rơi vào chốn phong trần càng lớn, đồng thời cũng vì vậy mà ham muốn vật chất có khuynh hướng trụy lạc. Khi cung mệnh an tại Dậu, phải mượn tinh hệ “Tử vi Tham lang” ở Mão để an cung, thì càng cần phải chú ý. Nữ mệnh Tử Tham gặp Kình Dương, không chỉ bạo phát tính dục mà ương ngạnh bướng bỉnh không nghe lời cha mẹ, ít học ít chăm chút tương lai, dễ ngả theo cảm tính, kết bè kết đảng cho nên dễ rơi vào chốn phong trần.

Cung mệnh của lưu niên, hoặc cung mệnh của đại hạn mà gặp tinh hệ Tử vi Tham lang, tính chất đào hoa sẽ nhẹ hơn khi gặp ở cung mệnh nguyên cục. Thông thường, nếu hội hợp với các Cát tinh chủ về ít có sự biến động thay đổi nhưng lại khó tiến bộ, nếu hội hợp với các Sát tinh mà không gặp các sao Hình Kị thì lại có thể tiến bộ. Còn khi các Sát tinh hội tụ lại gặp thêm các sao Hình Kị, chủ về vì sắc mà phá tài, chuốc họa, hoặc vì thù tạc mà chuốc điều tiếng thị phi.

(Dẫn theo trang tuvibinhgiai.com)

Chuyên mục
Tử Vi

BÌNH GIẢI SAO PHÁ TOÁI

Phá Toái là sao phá ngang làm trở ngại công việc. Nhưng sao Phá Toái chỉ gây ảnh hưởng dữ khi nó gặp những sao nào mà nó toa rập được. Tức là trong trường hợp bình thường Phá Toái cũng gây ra chướng ngại, nhưng không rõ rệt và có thể khắc phục được.

Phá Toái ở cung Mênh, có Phi Liêm hội chiếu, tinh hệ chủ về tâm trạng hoá (Thiên Đồng), hoặc có tính ham muốn vật dục (Tham Lang) sẽ chủ về ưa mua sắm, vì vậy mà tiền bạc không dư giả. Cung Phúc không cát, có Phá Toái đồng độ, chủ về tâm tính không vui.

Phá Toái gặp Thiên Đồng Hóa Kị ở cung Phúc Đức thường bị thất tình sầu khổ. Phá Toái có Linh Tinh trợ lực càng phá hoại mạnh. Phá Toái đi với các sao tiền tài như Vũ Khúc, Thiên Phủ Thái Âm Lộc Tồn, Hoá Lộc, chủ yếu là yếu tài khí, có được chút tiền cũng hao tổn một phần

Phá Toái đi vào Tài Bạch, Quan Lộc hay gặp rắc rối nhỏ nhặt gây phiền nhiễu. Phá Toái làm giảm bớt cái tốt của Khoa, Quyền.

Phá Toái đứng với Kình Đà Hóa Kị, Thiên Riêu có tật nói ngọng nói lắp. Phá Toái gặp Hỏa Linh dễ mắc bệnh hiểm nghèo. Phá Toái gặp sao Lưu Hà trở nên tốt khi vào võ nghiệp (điều này qua kinh nghiệm không thấy đúng)

(Dẫn theo trang tuvibinhgiai.com)

Chuyên mục
Tử Vi

Kình dương và Đà la – Vương Đình Chi

Kình dương thuộc dương kim, kèm tính dương hỏa, còn Đà là thì thuộc âm kim, kèm tính âm hỏa. Do tính chất”hỏa luyện kim”, vì vậy trường hợp cát thì”tôi luyện”, trường hợp hung thì”thiêu đốt”.

Kình dương gọi là”sao Hình”, Đà là gọi là”sao Kị”, gọi như vậy là để hình dung”hung tính”của chúng.

Kình dương gặp Hỏa tinh sẽ thành lực”kích phát”, Đà là gặp Linh tinh cũng thành hoàn cảnh”trui rèn”, lúc này Kình Đà không còn là”hình – kị”nữa. Bởi vì Kình dương gặp Hỏa tinh, cũng giống như luyện kim loại thành vật hữu dụng. Đà là gặp Linh tinh, cũng giống như nung chảy kim loại thành vật liệu. Tính hung của Tứ sát sẽ tác động đến nhau mà tiêu trừ tính hung của nhau, còn có thể chuyển hóa thành có lợi ích.

Nhìn ở góc độ khác, kết cấu”Kình Hỏa”còn chủ về”minh tranh”(tranh chấp ngoài sáng, trực diện), vì có”minh tranh”mới có lực”kích phát”. Kết cấu của Đà Linh lại chủ về”ám đấu”(đấu nhau ngầm, trong tối, không trực diện), vì có”ám đấu”mới chủ về”trui rèn”.

Nhưng nếu tình huống giao thoa kể trên xảy ra ngược lại, Kình dương gặp Linh tinh, thì dương hỏa vẫn không đủ nung chảy khối kim loại. Hoặc Đà la gặp Hỏa linh, thì lửa có mạnh vẫn không đủ để rèn kim loại, trái lại, sẽ chủ về đun nấu thành tính chất không lành.

Đây là các đặc điểm kết hợp của Tứ sát.

Về cơ bản, Kình dương có lực phá hoại, thường còn chủ về tình trạng lung lay đến nền tảng bị phá hoại, cho nên gọi là”hình”. Tính phá hoại của nó là những điều không may đến một cách công khai, mệnh tạo thấy rất rõ mà không thể tránh né.

Kình dương có khí”hình sát”, vì vậy thích hợp công tác trong quân đội, cảnh sát, lĩnh vực pháp luật, làm bác sỹ ngoại khoa, hoặc nhân viên kỹ thuật, mà không thích hợp tự kinh doanh làm ăn, cũng không thích hợp làm việc trong chính giới.

Kình dương ưa cung tứ Mộ, nhất là hai cung Thìn Tuất”thiên la địa võng”, rất ưa Kình dương”kích phát”hội hợp với Hỏa tinh, như vậy lực kích phát càng lớn. Lúc đại vận đến cung độ này, cần phải xem xét kỹ tinh hệ chính diệu của cung hạn, để định cảnh ngộ, thông thường đều phải trải qua trắc trở, gập ghềnh, bất đắc trí trước, rồi sau mới thành tựu, những trắc trở này có ảnh hưởng tốt đối với hậu vận.

Kình dương không ưa Liêm trinh, cũng không ưa Cự môn, gặp hai chính diệu này, còn đồng độ với Hỏa tinh, thì không phải là”kích phát”, trái lại, sẽ chủ về thị phi, hoặc tai nạn bệnh tật. Đay là vì Liêm trinh thuộc âm hỏa, bản chất xung đột với Hỏa tinh, Kình dương, Cự môn thuộc âm thổ, đủ để giải trừ dương hỏa. Bất kể nam mệnh hay nữ mệnh, cung mệnh mà gặp chúng, cuộc đời sẽ nhiều tai họa bệnh tật.

Cách Hỏa Tham hoặc Linh Tham cũng không ưa gặp Kình dương, chủ về sau khi phát lên một cách nhanh chóng, sẽ xảy ra tranh chấp, tiềm phục nguy cơ suy sụp nhanh chóng. Cho nên cần phải chọn phương kế bảo thủ, buông bỏ chuyện tranh chấp với đối thủ, thì mới có thể”theo cát tránh hung”.

Tinh hệ Vũ khúc đồng độ với Kình dương lại không thích hợp với võ nghiệp, nếu Kình dương chỉ hội hợp ở”tam phương”, thì thích hợp công tác trong quân đội, cảnh sát, bảo an.

Tham lang không ưa đồng độ với Kình dương. Ở cung Ngọ Tham lang thành cách”Mộc hỏa thông minh”, gặp Kình dương tuy cũng là”Mã đầu đới kiếm”, nhưng vãn không phải”chính cách”, chủ về phải trải qua gian khổ mới phát lên, rồi mới biến thành hanh thông, nhưng hanh thông lại không được lâu bền, cần phải đề phong tai họa lửa nước, trộm cướp, phạm pháp, thất bại, … sẽ xảy ra sau khi hưng thịnh.

Tham lang đồng độ với Kình dương ở cung Tý, gọi là”Phiếm thủy đào hoa”, chủ về đời người chìm đắm trong tử sắc, cũng không phải là kết cấu đẹp.

Đà la chủ về”lần nữa”,”cố chấp”,”thị phi”,”đố kị”, những thứ không hay này đều ngầm xảy ra, mệnh tạo khó biết nguyên nhân tại sao, cho nên gọi Đà là là”sao kị”. Đà là mang lại bất lợi giống như bị”bắn lén”(ám tiễn), thường thương khó”tìm cát tránh hung”, hơn nữa hậu quả bất lợi phần nhiều cũng kéo dài một thời kỳ.

Đà la cũng ưa ở cung tứ Mộ, nhưng lại ưa hai cung Sửu Mùi hơn, ở hai cung Thìn Tuất thì nó không có lực”đột phá”.

Đà la rất kị đồng độ với tinh hệ Tham lang, đối với cách Hỏa Tham hay Linh Tham, lực phá hoại của nó khá lớn, bởi vì nó có thể khiến tính chất”đột nhiên biến thành hanh thông”trở thành tính chất”kéo dài”, như vạy là có mâu thuẫn rất lớn, thé là nảy sinh lực phá hoại. Thương thì Tham lang gặp Đà la, chủ về vì sắc dục mà mắc bệnh nan y.

Tham lang đồng độ với Đà la ở cung Quan tại Dần, thì gọi là”phong lưu thái thượng”, chủ về vì chìm đắm tửu sắc mà ảnh hưởng đến sự tiến thủ, nhưng nếu ở cung mệnh thì lại chủ về mệnh tạo thông minh tuấn tú.

Tham lang đồng độ với Đà la ở cung Hợi, cũng gọi là”phiếm thủy đào hoa”, không phải là cách tốt.

Đà la không ưa đồng độ với Cự môn, chủ về thị phi trung trung ở sau lưng, hoặc chủ về có ám tật.

Đà la không ưa đồng độ với Thất sát, mệnh cục này không thích hợp cho nữ mệnh, chủ về chồng con ly tán, hoặc lấy chông rất muộn.

Hễ Đà la thủ cung Phu Thê, chủ về kết hôn muộn, tọa thủ cung Tử tức chủ về chậm có con.

Đà la ở cung Quan hay cung Tài, thích hợp với ngành công nghệ, khoa học kỹ thuật, không thích hợp tự kinh doanh làm ăn.

Kình Đà luôn luôn giáp Lộc tồn, nếu giáp cung có Chủ tinh không tốt mà đồng độ với Lộc tồn, sẽ chủ về keo kiệt, bủn xỉn, đa nghi. Nếu tinh hệ là chính diệu cát, thì chủ về nhiều lo toan nghĩ ngợi.

Thiên lương đồng độ với Lộc tồn ở cung Tị, bị Kình Đà giáp cung, lại có sao sát – hình xung phá, vào năm Dậu năm Sửu phải đề phòng tai họa lao ngục.

Tử Sát ở hai cung Tị Hợi, cũng không ưa bị Kình Đà giáp cung, chủ về lúc gặp cơ hội tốt để phát triển thì liền bị người ta gây trở ngại.

Kình Đà giáp cung có chính diệu hóa Kị, đây là cách”Kình Đà giáp Kị”, chủ về tai nạn, bệnh tật, thất bại.

Nếu cung mệnh có Đà la đồng độ, cung Phúc ắt sẽ gặp Kình dương, thông thường tư tưởng có rất nhiều lực”kích phát”, nhưng hành động lại do dự, thiếu quyết đoán.

Nếu cung mệnh đồng độ với Kình dương, cung Phu thê ắt sẽ gặp Đà la, chủ về tính cách vợ chồng không hợp nhau.

Nam mệnh mà Thái âm hóa Kị tại cung mệnh, hoặc cung Phu thê, bị Kình Đà giáo cung, chủ về hôn nhân bất lợi, bị vợ gây lụy hoặc đàn bà gây liên lụy.

Nữ mệnh có Thái dương hóa Kị tại cung mệnh, hoặc cung Phu thê, bị Kình Đà giáp cung, chủ về có người chồng không tốt, hoặc chủ về chồng bị tai nạn, bệnh tật.

Kình dương và Đà là là một”cặp”sát tinh trong Đẩu Số, trong đó Kình chủ về”Hình”, còn Đà chủ về”Kị”, cho nên Kình dương không ưa gặp Liêm trinh, bởi vì Liêm trinh chủ về”tù”, cổ nhân nói là”sao Hình và sao Tù cùng đến”, Kình dương cũng không ưa gặp Phá quân, bởi vì Phá quân chủ về”Hao”, cổ nhân nói là”Sao Hình sao Hao cùng tới”. Đà là thì không ưa gặp Hóa Kị, cổ nhân nói là”Kị hóa tương xung”.

Từ tính chất trên mà phân biệt, Kình dương có thể gọi là”chân tiểu nhân”, còn Đà la thì giống ngư”ngụy quân tử”. Kình dương mang lại tai hại chỉ thuộc nhất thời, như phải phẫu thuật, sau phẫu thuật thì bình an. Còn đối với Đà la thì mang tai hại có tính chất kéo dài, ví như mắc bệnh, tuy không chủ về động dao động kéo, nhưng lại khiến người ta đau ốm triền miên.

Kình dương hay gây ra xung đột, sau khi xung đột, bất kể là tốt xấu thế nào, sự tình cũng sẽ được giải quyết. Đà la thì không phải vậy, có mâu thuẫn xung đột sẽ không xảy ra công khai, mà ngàm kéo dài, kết quản là rất hao phí tinh lực. Vì vậy Kình dương chủ về dứt khoát, còn Đà la chủ về dây dưa.

Kình dương chỉ ưa gặp Hỏa tinh, là dương Kim gặp dương Hỏa, chủ về trải qua gian khổ mới có thành tựu.

Đà la cũng ưa gặp Linh tinh (cách”Linh Xương Đà Vũ”là ngoại lệ), là âm Kim gặp âm Hỏa, chủ về đời người tuy có thành tựu, nhưng phải gặp nhiều tình huống rắc rối khó xử trong âm thầm, khiến cho mệnh tạo không thể nhàn hạ, còn dễ xảy ra hiện tượng”cát”thì chậm đến,”hung”thì chậm tiêu, tuy”cát”cũng sẽ đến”hung”cũng sẽ tiêu, khiến cho người ta cảm thấy ngày tháng trôi qua một cách vô ích.

Cho nên so sánh hai sao, thì tinh hệ”Hỏa tinh Kình dương”đồng cung sẽ ưu hơn”Linh tinh Đà la”đồng cung.

“Kình Đà giáp cung cách”do tính chất”Hình – Kị giáp cung”, nên cung bị giáp sẽ gặp nhiều bát lợi. Có điều cung bị Kình Đà giáp, ắt sẽ có Lộc tồn, nên khá dễ”tìm cát tránh hung”.

Ở xã hội hiện đại, hai sao Kình dương và Đà la còn chủ về kỹ năng chuyên môn, tức câu cổ nhân nói:”tay nghề khéo mà yên thân”. Vì vậy người hiện đại may mắn hơn người xưa. Thời cổ đại địa vị người thợ thuyền rất thấp hèn, ngày nay một chuyên viên cũng có cơ hội phát đạt.

Kình dương ưa người ở hướng Tây và hướng Bắc, khi Cát thì chủ về quyền uy, khi Hung thì chủ về”Hình – Thương”

Đà la chủ về trì hoãn, kéo dài, ưa người sinh vào năm tứ Mộ, ưa ở các cung tứ Mộ, kị ở các cung tứ Sinh, khi là Cát thì chủ về ngầm sinh quyền lực, khi là Hung thì chủ về ngầm chịu chèn ép, xô đẩy.

(Theo: Blog Tử Vi Tinh Quyết)

Chuyên mục
Tử Vi

TỬ VI – THIÊN PHỦ

Hai sao Tử vi và Thiên phủ đồng độ ở Dần hoặc ở Thân. Sao Tử vi là chủ tinh của Bắc Đẩu, tính thích hợp khai sáng. Thiên phủ là chủ tinh của Nam Đẩu, tính lợi về bảo thủ. Kêt câu tinh hệ kiểu này, rât nên theo sự nghiệp giáo dục, làm công chức cũng được, không nên theo nghiệp kinh doanh, nêu không, sẽ có phản ứng sai lầm, hành động không mạng lại hiệu quả tốt cho bản thân, thường đánh mất cơ hội, hoặc khéo quá mà thành vụng.

Nói đến Tử Vi, Thiên Phủ đồng cung. Cách này hiện lên chỉ ở hai cung Dần và Thân. Phú ghi mấy câu:

 

Tử Vi Nam Hợi Nữ Dần cung, Nhâm Giáp sinh thân phú quí đồng

Tử Vi Thiên Phủ toàn y Phụ Bật chi công

Tử Phủ đồng cung chung thân phúc hậu

Tử Phủ, Nhật Nguyệt cư vượng địa, đoán định công hầu khí

Câu thứ nhất Tử Vi Nam Hợi không có Thiên Phủ đồng cung, đó là cách Tử Vi Thất Sát tại Hợi với cung xung chiếu là Thiên Phủ tại Tý. Chỉ có Dần cung mới đứng cùng Thiên Phủ thôi.

Câu hai còn như gấm thêm hoa, đã Khoa Quyền Lộc còn cả Tả Hữu càng đẹp, đã sang trọng giàu có còn quyền thế. Câu ba ý chỉ dù không phải là tuổi Giáp Nhâm cũng có đời sống bình ổn vững vàng.

Câu bốn nói Tử Phủ đồng cung tại Thân tốt hơn tại Dần, vì Thân thì Thái Dương Thái Âm đắc địa trợ giúp cho vận trình, trong khi ở Dần, Thái Dương Thái Âm vào thế hãm (chỉ riêng cho tuổi Giáp).

Có một luận cứ đáng ghi nhận nói: Tử Phủ đồng cung hội tụ cả hai chủ tinh Bắc và Nam đẩu, như vậy thái quá nên dễ cô đơn. Trường hợp vào Mệnh, Phụ Mẫu, Phu chịu ảnh hưởng Cô Thần Quả Tú càng nặng dễ ly hôn, góa bụa hoặc sớm khuyết cha mẹ.

Khi “Tử vi Thiên phủ” đồng cung, nếu Tử vi Hóa Quyền hoặc Hóa Khoa, thì vầng hào quang của Tử vi càng lớn, khí quý phái càng lớn. Nếu Thiên phủ Hóa Khoa thì chỉ có khuynh hướng giữ uy tín, truyền thống, xem trọng lời hứa và cơ nghiệp gốc gác đã có, nhưng sẽ quá khiêm cung hiền lành, thiếu năng lực lãnh đạo và khai sáng mọi thứ từ thực tế.

Kết cấu tinh hệ kiểu này, rất nên gặp cách “Lộc Mã giao trì” đến hội hợp, chủ về phú quý song toàn. Kế đến là cách “Lộc văn củng mệnh”, tức có Lộc tồn hoặc Hóa lộc và Văn xương, Văn khúc hội hợp, cũng chủ về phú quý; kế đó nữa là các phụ diệu – tá diệu hội hợp và hội chiếu, chủ về quý mà không chủ về giầu có.

Nữ mệnh có “Tử vi Thiên phủ”, nếu Tham lang của cung Phúc đức hội hợp với các sao đào hoa Hồng loan, Thiên hỷ, Thiên diêu, Hàm trì, thì rất nên xem trọng sinh hoạt tình cảm. Nếu cung Mệnh có các sao Sát Hình tụ tập, thì có thể làm kế thất, hoặc do quá tự sùng bái mình mà suốt đời không kết hôn.

Cung mệnh của đại hạn, hoặc cung mệnh của lưu niên gặp “Tử vi Thiên phủ” thì cát lợi hơn so với gặp ở cung mệnh nguyên cục, chủ về được quý nhân trợ lực, dễ phát đột ngột. Nếu gặp Thiên khôi, Thiên việt, hoặc lưu Khôi, lưu Việt thì nhờ có thay đổi mệnh lệnh, hoặc nơi làm việc thay đổi chính sách cũng phất lên đột ngột. Trong làm ăn phần nhiều không cầu mà bỗng nhiên gặp may.

(Dẫn theo trang tuvibinhgiai.com)