Theo sách Phong Thổ ký thì Tết Đoan Ngọ còn gọi là Tết Đoan Dương.
Đoan nghĩa là mở đầu, Ngọ là giữa trưa, Đoan Ngọ là bắt đầu lúc giữa
trưa; còn Dương là mặt trời, là khí dương Đoan Dương nghĩa là bắt đầu
lúc khí dương đang thịnh.
Sở dĩ Tết này được gọi là Tết Đoan Ngọ,
chính vì tháng 5 âm lịch là tháng bắt đầu nắng to, khí dương đang thịnh
như mặt trời vào lúc giữa trưa. Theo địa bàn thì phương Nam là chính
Ngọ, mà Ngọ là ngôi dương, cho nên tết này là Tết Đoan Dương. Hơn nữa,
tháng Năm cũng lại là tháng Ngọ trong một năm.
1. Tìm hiểu nguồn gốc Tết Đoan Ngọ
Tết
Đoan Ngọ diễn ra không chỉ có riêng ở Việt Nam mà còn có cả Trung Quốc,
Triều Tiên, Hàn Quốc. Có thể nói, Tết Đoan Ngọ không của riêng nước nào
mà là phong tục lễ tết Á Đông gắn liền với biến đổi thời tiết trong
năm.
Trung Quốc với truyền thuyết Khuất Nguyên
Khuất
Nguyên, họ Tam Lư làm chức Tả Đồ nước Sở dưới Triều vua Hoài Vương, là
vị trung thần có tài và liêm chính. Bạn đầu ông rất được vu Hoài Vương
yêu mến nhưng vì nịnh thần xúi giục nên mỗi khi ông bàn về quốc sự đều
bị vua bài bác. Về sau ông bị nhà vua truất bỏ. Để tự tả nỗi oán than
ông viết bài thơ “Ly Tao”.
Khi vua Sở Hoài Vương sang Tần, ông hết
lời can ngăn nhưng Hoài Vương không nghe, rồi bị chết ở đất Tần. Vua
Tương Vương kế nghiệp vua Hoài Vương không những không chịu nghe lời ông
lại còn bắt ông đi đày.
Ông làm bài thơ “Hoài Sa” và uất ức gieo mình xuống sông Mịch La tự vẫn ngày mùng 5 tháng Năm âm lịch.
Được
tin đó là vua rất hối hận và thương tiếc, làm cỗ ra tận bờ sông cúng
ông và ném cỗ xuống sông nhưng cỗ bị cá tôm ăn hết. Nhờ báo mộng nên nhà
vua biết được rằng khi ném cỗ xuống phải lấy lá bọc lại, buộc bằng chỉ
ngũ sắc, cá tôm sẽ không ăn được. Theo lời báo mộng, vua ra lệnh cho
nhân dân làm theo.
Thương
tiếc người trung nghĩa, mỗi năm cứ đến ngày đó, dân Trung Quốc xưa lại
làm bánh, rồi lấy lá bọc lại, buộc ngũ sắc ném xuống dòng nước để cúng
ông Khuất Nguyên.
Riêng tại sông Mịch La, người nước Sở mở hội rất
vui, ngoài việc cúng lễ Khuất Nguyên còn tổ chức các cuộc đua thuyền,
tượng trưng cho ý muốn vớt thây Khuất Nguyên.
Truyền thuyết Tết Đoan Ngọ tại Việt Nam
Khi
mọi người đang ăn mừng vì trúng mùa thì bị sâu bọ ăn và phá hết cây
trái, thực phẩm đã thu hoạch. Trong lúc chưa tìm ra cách để ngăn chặn
tình hình thì có ông lão tên Đôi Truân chỉ cho mọi người cách giải được
nạn sâu bọ.
Theo hướng dẫn của ông, mỗi nhà lập một đàn cúng gồm
đơn giản có bánh tro, trái cây, sau đó các thành viên trong nhà cùng ra
trước nhà tập thể dục. Không ngờ một lúc sau đã thấy được hiệu quả và
sâu bọ chết và bỏ đi. Ông lão căn dặn đúng thời điểm này trong năm, sâu
bọ sẽ đến hoành hoành nhưng chỉ cần làm những bước như trên sẽ bớt được
rất nhiều thiệt hại.
Từ đó, vừa làm theo lời ông lão và vừa để tưởng nhớ việc này, dân chúng đặt cho ngày này là ngày “Tết diệt sâu bọ”.
Vì
thế, có thể nói, không thể quan niệm Tết Đoan Ngọ của người Việt bắt
nguồn từ Trung Quốc như một số người vẫn lầm tưởng như hiện nay.
Tết Đoan Ngọ với Phật giáo
Tuy nhiên, cũng có quan điểm cho rằng, Tết Đoan Ngọ bắt nguồn từ kinh Phật, có liên quan mật thiết tới Phật Giáo.
Truyền
thuyết Tết Đoan Ngọ thường được biết tới là thời điểm dương khí thịnh,
âm khí suy, vạn vật sinh sôi nảy nở nên kéo theo các loài sâu bọ cũng
phát triển mạnh mẽ. Tháng 5 âm lịch được coi là tháng hung trong tiềm
thức dân gian nên tổ chức lễ Đoan Ngọ để xua đuổi tà khí, diệt trừ sâu
bệnh.
Nhưng nguyên nhân thực chất tạo thành Tết Đoan Ngọ lại bắt
đầu từ kinh Phật. Theo Phật giáo, tiết Đoan Ngọ là thời điểm ác quỷ quấy
phá hung hăng nhất trong năm. Tuệ Nhật thiền sư trích lời trong “Đại
Tuệ Phổ Giác thiền viện” rằng: từ thời Nam Tống, ngày 5/5 âm lịch là
ngày đại quỷ vỗ tay tiểu quỷ, bỗng nhiên đụng phải bùa đào thần, cả hai
cùng kêu khổ. Bởi vậy, Tết Đoan Ngọ nguyên thủy được tổ chức là vì mục
đích trừ tà trấn quỷ và có xuất phát từ Phật giáo.
Ngày này, chùa
miếu đều thắp hương kính quỷ để cầu mong vô sự. Thần Chung Quỳ có nhiệm
vụ xua ma đuổi quỷ, trừ tà, bảo hộ bình an được thờ trong điện. Cùng với
đó, các chùa thường sử dụng bùa chú làm bằng gỗ đào.
Đi cùng với
trấn áp ma quỷ là nghi lễ cầu phúc. Trong tiết Đoan Ngọ, hai nghi lễ tôn
giáo chính là tế quỷ và trừ quỷ. Tiết Đoan Ngọ là thời điểm mà trăm
quỷ, vạn bệnh sinh sôi nên nhất thiết phải làm lễ tế quỷ. Dân gian
thường hiến tế gia súc để quỷ đói khát nhận mà không quấy phá. Còn Phật
giáo tế lễ bằng cháo và đồ chay để yên lòng quỷ đói, đồng thời đọc kinh
để an ủi chúng quỷ, hướng chúng tới hóa độ.
Sau này, văn hóa có sự
giao thoa và cải biến, tích hợp với văn hóa dân gian nên ngày Tết Đoan
Ngọ còn là ngày lên rừng hái thuốc, với mong muốn bách bệnh tiêu tan,
thân thể khỏe mạnh. Về tới Việt Nam, Tết Đoan Ngọ trở thành “ngày giết
sâu bọ”, diệt trừ sâu hại và mầm bệnh trong người.
2. Ý nghĩa ngày Tết Đoan Ngọ
Nguồn
gốc và ý nghĩa Tết Đoan Ngọ còn gây nhiều tranh cãi. Ở Việt Nam, Tết
Đoan Ngọ (5/5 Âm lịch) được nhớ với cái tên “Tết giết sâu bọ”. Đây cũng
là lúc các gia đình thờ cúng tổ tiên. Đây là giai đoạn chuyển mùa,
chuyển tiết, dịch bệnh dễ phát sinh gây bệnh cho người, vật nuôi và cây
cối. Vì vậy, người dân Việt Nam thực hiện các nghi lễ diệt sâu bọ và
dâng hương cầu tai qua nạn khỏi, được mùa.
Theo quan niệm xưa, vì
trong ngày hôm ấy trong người, nhất là trong bộ phận tiêu hóa, thường có
sâu bọ. Sâu bọ này nếu không bị trừ đi sẽ sinh sản ngày càng nhiều và
gây tại hại cho người, nhưng giết sâu bọ không phải là một chuyện dễ
dàng và không phải là bất cứ lúc nào cũng giết chúng cũng được. Quanh
năm chúng ẩn sâu trong bụng, duy chỉ có ngày mồng 5 tháng Năm là chúng
ngoi lên. Nhân dịp chúng ngoi lên, người ta cần giết chúng.
Sáng
ngày mồng 5 tháng Năm, khi sâu bọ ở bụng dưới ngoi lên bụng trên. Ăn
rượu nếp vào cho chúng say, sau đó những trái cây làm cho chúng chết.
Mỗi trái cây đều là một vị thuốc giết sâu bọ. Trong đông y, Thuốc Nam
cũng như thuốc Bắc, các vị thuốc phần lớn đều lấy ở loài thảo mộc, các
trái là kết tinh của loài thảo mộc cho nên có tính chất giết được sâu
bọ.
Hơn nữa, người ta quan niệm rằng, đây là thời điểm quả trên
cây, lá trên cành bắt đầu đơm hoa kết trái và cúng tổ tiên để mong một
mùa bội thu.
Sau lễ cúng là các tục lệ giết sâu bọ. Cả nhà quây
quần ăn những thứ quả chua, rượu nếp, bánh tro… để diệt trừ sâu bọ, xua
đuổi hết bệnh tật…
Ngoài việc cúng lễ trong ngày Tết Đoan Ngọ, xưa
và cả nay ở một vài địa phương, người Việt ta có nhiều tục lệ được mọi
người cùng theo. Những tục lệ có khi ta bắt chước theo người Trung Hoa,
có khi chính là tục lệ riêng của nước ta:
Tục giết sâu bọ,
Tục nhuộm móng chân móng tay,
Tục đeo bùa tui bùa túi,
Tục tắm nước lá mùi,
Tục khảo cây lấy quả,
Tục hái thuốc vào giờ Ngọ,
Tục treo ngải cứu để trừ tà,
Tục đi siêu.
Tuy nhiên, phần lớn các tục lệ này nay đã được bãi bỏ, chỉ còn giữ lại tục tắm nước lá và tục đi hái lá thuốc.
Tục
hái thuốc mồng 5 âm lịch cũng bắt đầu từ giờ Ngọ, đó là giờ có Dương
khí tốt nhất trong cả năm, lá cây cỏ thu hái được trong giờ đó có tác
dụng chữa bệnh tốt, nhất là các chứng ngoại cảm, các chứng âm hư. Người
ta hái bất kỳ loại lá gì có sẵn trong vườn, trong vùng, miễn sao đủ trăm
loại, nhiều ít không kể, nhất là lá ích mẫu, lá cối xay, lá vối, ngải
cứu, sả, tử tô, kinh giới, lá tre, lá bưởi, cam, chanh, quýt, mít, muỗm,
hành, tỏi, gừng, chè, ổi, trầu không, sài đất, sống đời, bồ công anh,
sen, vông, lạc tiên, nhọ nồi… đem về ủ rồi phơi khô, để sau đem nấu uống
cho rằng uống thế thì lành.
Lại có nhiều người đi lấy lá ngải
cứu, năm nào thì kết hình con thú nǎm ấy như năm Tý thì kết con chuột,
năm Sửu kết con trâu, năm Dần kết con hổ… treo ở giữa cửa, để trừ ma quỷ
và về sau ai có bệnh đau bụng thì dùng làm thuốc sắc uống.
Theo
truyền thống của từng miền, vào ngày này, ngoài hoa quả, những món ăn
cũng khác nhau. Tại Hà Nội và một số vùng của miền Bắc ngày này, rượu
nếp, đặc biệt là rượu nếp cẩm, và bánh tro tính mát ăn dễ tiêu giúp
thanh nhiệt lợi tiểu, thải độc cho cơ thể… nên thường được dùng trong
dịp Tết Đoan Ngọ.
Với món cơm rượu, có người sử dụng gạo nếp trắng
nhưng phần lớn là nếp cẩm vì mùi thơm nồng hơn hẳn. Ở nông thôn, hầu
như người phụ nữ nào cũng biết ủ cơm rượu nên cứ đến dịp Tết Đoan Ngọ là
mùi cơm rượu thơm nồng lại tỏa khắp xóm làng.
Còn ở Đà Nẵng, món
không thể thiếu trên mâm cơm cúng là bánh ú tro. Ngoài ra, theo truyền
thống của người miền trong, thịt vịt cũng là một thứ không thể thiếu cho
ngày lễ này. Tại TP.HCM, vịt quay, heo quay ngày này thường tăng hơn so
với ngày thường.
3. Tết Đoan Ngọ năm 2020 vào này nào?
Tết Đoan Ngọ năm 2020 là vào ngày mùng 5/5 âm lịch tức ngày 25/06/2020 dương lịch.
Ngày
5/5/2020 âm lịch tức thứ 5, ngày 25/06/2020 dương lịch, là ngày Kỷ Hợi,
tháng Nhâm Ngọ, năm Canh Tý, Tiết khí: Hạ Chí, Trực: Chấp, Ngày Hắc
Đạo.
Ngũ hành niên mệnh: Bình Địa Mộc
Ngày: Kỷ Hợi; tức Can khắc Chi (Thổ, Thủy), là ngày cát trung bình (chế nhật).
Nạp âm: Bình Địa Mộc kị tuổi: Quý Tỵ, Ất Mùi.
Ngày thuộc hành Mộc khắc hành Thổ, đặc biệt tuổi: Tân Mùi, Kỷ Dậu, Đinh Tỵ thuộc hành Thổ không sợ Mộc.
Ngày Hợi lục hợp Dần, tam hợp Mão và Mùi thành Mộc cục. Xung Tỵ, hình Hợi, hại Thân, phá Dần, tuyệt Ngọ.
Giờ
Hoàng đạo: Ất Sửu (1h-3h): Ngọc Đường, Mậu Thìn (7h-9h): Tư Mệnh, Canh
Ngọ (11h-13h): Thanh Long, Tân Mùi (13h-15h): Minh Đường, Giáp Tuất
(19h-21h): Kim Quỹ, Ất Hợi (21h-23h): Bảo Quang
Giờ Hắc đạo: Giáp
Tý (23h-1h): Bạch Hổ, Bính Dần (3h-5h): Thiên Lao, Đinh Mão (5h-7h):
Nguyên Vũ, Kỷ Tị (9h-11h): Câu Trận, Nhâm Thân (15h-17h): Thiên Hình,
Quý Dậu (17h-19h): Chu Tước
4. 6 điều tích vận phúc trong ngày Tết Đoan Ngọ
Treo cành xương rồng trên cửa
Đoan
Ngọ là thời gian dương khí vượng nhất, muốn cho nhà mình đón được nhiều
vượng khí nhất thì quý đạo hữu có thể treo một nắm cây ngải cứu hoặc một cành
xương rồng trên cửa, 2 loại cây này sẽ có tác dụng trừ tà, loại bỏ mọi
tà khí. Còn biện pháp tối ưu nhất là quý đạo hữu sửa sang, quét dọn nhà cửa sạch
sẽ một chút.
Mang theo một nắm hương (nhang) bên mình
Mang
theo một chút hương trầm theo người trong ngày Tết Đoan Dương. Những
nguyên liệu để làm ra hương sẽ là vật hộ thân an toàn, vừa có tác dụng
phòng bệnh, vừa có tác dụng trừ tà.
Tắm bằng thảo mộc
Trong
ngày Tết Đoan Ngọ quý đạo hữu cũng có thể sử dụng nhưng cây cỏ thiên nhiên nấu
lên làm nước tắm vừa để xua đi tà khí vừa làm cho cơ thể khỏe mạnh hơn,
tinh thần sảng khoái. Các loại cây có thể dùng để đun nước tắm như cỏ
mần trầu, bông mã đề, lá mùi già, hương nhu…
Phóng sinh
Đoan
Ngọ cũng là thời điểm thích hợp để quý đạo hữu làm việc thiện như phóng sinh.
Điều này có thể là vì chính bản thân mình hoặc cho người nhà, tu nhân
tích đức, quảng kết thiện duyên, phóng sinh là phương pháp loại bỏ ưu
buồn, đau khổ hiệu quả nhất.
Quét dọn phòng vệ sinh
Phòng
vệ sinh cần quét dọn sạch sẽ. Phòng vệ sinh mà dơ bẩn thì chắc chắn sẽ
ảnh hưởng tới sức khỏe, như vậy cần quét dọn sạch sẽ, chẳng những làm
cho cơ thể khỏe mạnh hơn mà còn có thể đánh bay vận xui.
Không đến những nơi có nhiều âm khí
Trong
ngày Tết Đoan Ngọ, tốt nhất là quý đạo hữu không nên tới những nơi có nhiều âm
khí như bệnh viện, nghĩa trang, ao hồ, nơi tối tăm, vắng vẻ để tránh bị
âm khí làm ảnh hưởng tới sức khỏe và tinh thần.
5. Tết Đoan Ngọ ăn gì?
Rượu nếp
Rượu
nếp là món ăn không thể thiếu trong ngày lễ đặc biệt này vì theo quan
niệm của người dân, cơm nếp có thể tiêu diệt ký sinh trùng trong cơ thể.
Vị nồng của cơm nếp hòa với men cay của rượu sẽ có tác dụng loại bỏ
những loài ký sinh có hại. Gạo được chọn để nấu cơm rượu nếp là loại nếp
cẩm, hoặc nếp cái hoa vàng. Các gia đình có thể nấu cơm nếp, ủ rượu ở
nhà hoặc mua ngoài hàng bán sẵn.
Rượu nếp được làm từ xôi nguyên
hạt lên men. Người dân thường dùng các loại gạo nếp trắng và nếp cẩm đồ
thành xôi, để nguội rồi rắc men, ủ trong ba ngày. Thúng xôi ủ được đặt
trên một chiếc chậu, hứng lấy nước rượu để khi ăn, trộn với cái, tạo vị
ngọt, cay rất dễ chịu. Tùy ở mỗi nơi mà cách chế biến cơm rượu nếp lại
khác nhau. Cơm rượu của người miền Trung được ép thành từng khối, còn
cơm rượu miền Nam được viên tròn lại khác hoàn toàn với thứ cơm rượu rời
của người Bắc.
Bánh tro
Bánh tro còn được
gọi là bánh ú tro, bánh gio, bánh âm, bánh nẳng… Bánh có màu vàng đậm do
gạo nếp được ngâm từ nước tro đốt bằng củi các loại cây khô, sau đó gói
trong lá chuối rồi đem luộc, nhân bánh có thể mặn, ngọt hoặc không
nhân.
Bánh tro thường ăn với đường hoặc mật. Mỗi vùng có một kiểu
gói bánh khác nhau, có nơi gói hình thuôn dài, có nơi gói hình chóp tam
giác. Bánh mềm mại vị nhạt tính mát, có màu từ nhạt đến nâu sẫm phụ
thuộc loại nước tro sử dụng. Bánh là món ăn mát lành, chống ngấy rất
tốt.
Khi làm bánh, người ta thường làm rất tỉ mỉ, kỹ càng từ khâu
chọn loại nếp đều hạt, thơm, đến cách gạn nước tro được đốt từ những cây
rơm nếp vàng óng, đã được rửa sạch và gói, luộc, rồi cuối cùng mới có
thứ bánh thơm nồng cho mọi người thưởng thức. Ngày 5/5 cũng là dịp đầu
hè, được thưởng thức món bánh ngon ngọt, thanh mát vừa giản dị mà lại
dân dã như vậy thì quả là tuyệt vời.
Thịt vịt
Đối
với người dân miền Trung, thịt vịt là món ăn không thể thiếu trong ngày
Tết Đoan Ngọ. Trong khi một số người giải thích rằng, vịt có tính hàn,
ăn vào sẽ giúp cơ thể mát mẻ, bổ dưỡng trong những ngày oi bức đầu tháng
5 (âm lịch) thì một số người khác lại cho rằng từ 5/5 (âm lịch) trở đi
thịt vịt sẽ béo ngậy, thơm ngon hơn và không còn mùi hôi nữa.
Cũng
bởi quan niệm “diệt sâu bọ”, chữa bệnh mà thịt vịt với tính mát, có tác
dụng cân bằng phong huyết, âm dương trong cơ thể được lựa chọn làm món
chính trong ngày này. Theo đông y, thịt vịt còn có tác dụng bồi bổ cơ
thế sau ốm, chữa co giật, hạ nhiệt, giảm mụn nhọt.
Hoa quả
Cũng
như bao các nghi lễ, ngày tết khác. Mâm quả dâng lên bàn thờ tổ tiên để
lẫy lễ là điều không thể thiếu trong mỗi gia đình. Việc ăn trái cây đầu
mùa, đặc biệt là cái loại trái cây như: mận, vải, xoài, chôm chôm, dưa
hấu… không chỉ với mong muốn tiêu trừ mầm bệnh mà phần nào còn thể hiện
được mong muốn hoa trái đầy nhà, sinh sôi nảy nở.
Ở miền Bắc, những loại quả thời vụ điển hình như mận, vải, đào đều không thể thiếu trong mâm cúng của mỗi gia đình.
Chè trôi nước
Chè
trôi nước là món ăn không thể thiếu trong ngày Tết Đoan Ngọ của người
miền Nam. Những viên chè tròn được làm từ bột nếp trắng, bên trong có
nhân đậu xanh, ăn cùng với nước cốt dừa. Chè có vị béo của đậu xanh, vị
ngọt của đường, nước cốt dừa, vị man mát của bột ở ngay đầu lưỡi và mùi
thơm hấp dẫn của gừng, nước cốt dừa.
Chè kê
Đây
là món ăn đặc trưng ngày Tết Đoan Ngọ của người Huế. Sau khi được xay
hạt kê cho tróc vỏ, người ta đem vào ngâm và đun sôi đến khi nở mềm, sền
sệt. Thêm đường và nước gừng sẽ được nồi chè thơm phức với màu vàng hấp
dẫn, hương vị khó quên.
6. Văn khấn ngày tết Đoan Ngọ
Sắm lễ Tết Đoan Ngọ
Ngày Tết Đoan Ngọ còn gọi là ngày Giết Sâu Bọ. Mâm lễ cúng gia tiên ngày Tết Đoan Ngọ gồm:
– Hương, hoa, vàng mã;
– Nước;
– Rượu nếp;
– Các loại hoa quả:
+ Mận
+ Hồng xiêm
+ Dưa hấu
+ Vải
+ Chuối…
Văn khấn Tết Đoan Ngọ chuẩn theo Văn khấn cổ truyền
Nam mô a di Đà Phật! (3 lần)
– Con lạy chín phương Trời, mười phương Chư Phật, Chư Phật mười phương.
– Con kính lạy Hoàng thiên Hậu Thổ chư vị Tôn thần.
– Con kính lạy ngài Bản cảnh Thành hoàng, ngài Bản xứ Thổ địa, ngài Bản gia Táo quân cùng chư vị Tôn thần.
– Con kính lạy Tổ tiên, Hiển khảo, Hiển tỷ, chư vị Hương linh (nếu bố, mẹ còn sống thì thay bằng Tổ khảo, Tổ Tỷ)
Tín chủ chúng con là:…………
Ngụ tại:………………………….
Hôm nay là ngày Đoan Ngọ, chúng con sửa sang hương đăng, sắm sanh lễ vật, hoa đăng, trà quả dâng lên trước án.
Chúng
con kính mời ngài Bản cảnh Thành hoàng, Chư vị Đại Vương, ngài Bản xứ
Thần linh Thổ địa, ngài Bản gia Táo quân, Ngũ phương, Long Mạch, Tài
thần, cúi xin các Ngài giáng lâm trước án chứng giám lòng thành, thụ
hưởng lễ vật.
Chúng con kính mời các cụ Tổ Khảo, Tổ Tỷ, chư vị
Hương linh gia tiên nội ngoại họ…………………, cúi xin các vị thương xót con
cháu chứng giám tâm thành thụ hưởng lễ vật.
Tín chủ con lại kính
mời các vị Tiền chủ, Hậu chủ tại nhà này, đất này đồng lâm án tiền, đồng
lai hâm hưởng, độ cho chúng con thân cung khang thái, bản mệnh bình an.
Bốn mùa không hạn ách, tám tiết hưởng bình an thịnh vượng.
Chúng con lễ bạc tâm thành, trước án kính lễ, cúi xin được phù hộ độ trì.
Nam mô A Di Đà Phật! (3 lần)